Đặc sản vùng đất miền trung Quảng Trị

Ngày đăng: 01:55 PM 12/01/2018 - Lượt xem: 981

    1. Bánh khoái

Bánh khoái là món ăn dân dã, hấp dẫn và được bán tại nhiều nơi trong tỉnh, từ các hàng quán nhỏ ven đường… Giống như bánh xèo của miền Nam, bánh khoái cũng làm từ bột gạo, nhưng được đổ trong khuôn nhỏ chỉ bằng khoảng một bàn tay xòe ra, da bánh dày và giòn rụm. Nhân bánh khá đa dạng, nhưng thông thường là tôm thịt với giá, có nơi thêm vào hành tây, nấm rơm, các loại hải sản… Làm nên cái hồn của bánh là các loại rau trái ăn kèm, khó thể thiếu ba loại chính là cải non, chuối chát và trái vả non xắt lát.

Bánh khoái Quảng Trị còn được ăn với một loại nước chấm đặc sệt gọi là “nước lèo”, được chế biến từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… tạo nên vị cay, mặn, bùi, béo trên.

 

 

  1. Bánh bột lọc Mỹ Chánh

Bánh bột lọc là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, đặc biệt là bánh lọc Mỹ Chánh. Bánh Lọc Mỹ Chánh được làm từ tinh chất của cây sắn, nhân bánh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh. Nhưng ngon và phù hợp hơn cả vẫn là tôm tươi cùng thịt lợn thái nhỏ ướp gia vị, xào chín tới. Bánh bột lọc nho nhỏ, trong suốt phô bày con tôm và lát thịt đỏ au ăn với trái ớt xanh, cay vô kể nhưng cứ bắt người ta phải nhớ.

 

 

Lột bánh xong, tay cầm luôn miếng bột lọc chấm thẳng vô chén mắm ớt loãng rồi cho vào miệng cắn cái xực. Cho hết cả miếng vào, húp thêm miếng mắm cay nữa, nhai giòn giòn ngon ngon, ăn hoài ko ngán vì bột lọc không béo như bột bánh bèo, bánh nậm hay bánh đúc. Nhân tôm mằn mặn giòn giòn ăn cũng không mau ngán như nhân đậu xanh của bánh ít trần.

 

  1. Thịt trâu lá trơng

Vị ngọt của thịt trâu kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng (lá trơơng) tạo nên hương vị rất hấp dẫn. Món này được chế biến từ loại thịt trâu non được nhập từ Lào. Trâu non nên thịt thường mềm, ngọt, không dai và được chế biến theo các kiểu chính như: nướng, hấp, xào.. mỗi món có một hương vị độc đáo riêng.

 

 

Đặc biệt, điều làm nên cái độc đáo và sự khác biệt chính là sự kết hợp giữa thịt trâu và lá trơng (lá trơng). Khi ăn, vị ngọt của thịt trâu hòa quyện cùng vị cay và mùi thơm của lá trơng, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên làm mê mẩn thực khách.

 

  1. Cháo bột

Người dân Quảng Trị gọi món này là cháo cá, còn khách du lịch hay gọi với cái tên mỹ miều là cháo vạt giường, nghe rất lạ tai. Cháo cá vạt giường không giống bất kỳ món cháo nào ngoài Bắc, không sột sệt, không đặc mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc.

 

 

Khi thực khách ngồi vào bàn, chủ quán nhanh nhẹn múc cháo vào một tô nhỏ xinh, một nhúm sợi vạt giường, một chút thịt cá lóc phi thơm, rắc thêm hành ngò, ớt tươi, sang thì có thêm “cỗ lòng cá lóc” rồi chan nước dùng. Thưởng thức bát cháo cá vạt giường khi nóng thì ngon tuyệt, vừa thơm mùi thịt cá, ngọt ngào sợi bột xen lẫn vị cay xè của ớt tươi.

 

  1. Lòng sả

Lòng sả Quảng Trị làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Từ lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô, khi ăn thêm ớt cho thật cay.

 

 

Lòng sả Quảng Trị thường bỏ nhiều ớt, ăn cay tê đầu lưỡi. Do vùng Quảng Trị vào mùa đông rất lạnh, nên ăn một tô lòng sả, hớp 1 ly rượu Kim Long thấy rất ấm bụng. Lòng sả có tác dụng giải cảm, nhiều tiêu cùng rau mùi ăn đổ mồ hôi mới đã, ăn vào tỉnh cả người sau những lao tâm lao lực mệt nhọc.

 

  1. Bún hến Mai Xá

Sự khác biệt của món bún hến Mai Xá với những thương hiệu bún khác chính là “chắt chắt”, một loài sinh vật nước lợ giàu chất đạm nên rất bổ dưỡng. Nhìn bề ngoài, chắt chắt nhỏ hơn hến và có màu đen sậm vì chúng thường sống dưới bùn cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn.

 

 

Thịt chắt chắt vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Những ai từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến chắc chắn không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã, rẻ tiền này.

 

  1. Bánh Tu Huýt

Bánh Tu Huýt ở Quảng Trị thường được làm từ bột sắn, hoặc bột khoai nhưng để có những chiếc bánh ngon thì trộn lẫn cả 2 thứ bột này lại sẽ tạo nên một hương vị lạ hơn.

 

 

Để làm món bánh này được ngon phải lựa chọn từ những củ sắn – khoai lang ngon nhất, không bị sâu, cạo bỏ vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, xắt lát phơi khô bảo quản trong những bao nilon để tránh ẩm mốc, thường để dành đến mùa mưa đem ra sử dụng (loại khoai khô này ở Quảng Trị gọi là Khoai Rứa ở một số nơi khác gọi là Khoai Xéo). Khoai, Sắn lát khô được xay thành bột mịn, khi làm bánh bột sắn làm cho bánh ngon dẻo, Khoai có vị ngọt và thơm. Theo kinh nghiệm của những người ở quê thì đem hai thứ bột này trỗn lẫn với nhau thì bánh sẽ ngon hơn.

 

  1. Rượu nếp Tân Long

Rượu nếp Tân Long là loại rượu đặc sản của vùng đất Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị. Rượu chỉ nấu được duy nhất tại làng Long Hợp xã Tân Long huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.

 

 

Bằng phương pháp nấu thủ công cổ truyền, men rượu đặc biết duy nhất của người dân tộc thiểu số Vân Kiều vùng tây Trường Sơn, cộng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cao Trường Sơn, nguồn nước ngầm thanh khiết của một vùng núi thiên nhiên trong lành, đả tạo ra một loại rượu nếp trong vắt, nồng nàn, uống rất đậm đà, vị hậu ngọt, khi rượu vào trong cơ thể thì rất dịu, không đau đầu, chóng mặt. Chính những điều đó, rượu Tân Long đả trở thành món quà chân thành của người của người dân Hướng Hóa giành tặng cho bà con ở xa, du khách, cho những người từng một lần đến thăm vủng đất chiến trường khe sanh năm xưa, thăm mảnh đất đường 9 oai hùng.

 

  1. Bánh Ướt Phương Lang

Từ bao đời, làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với nghề truyền thống làm bánh ướt trở thành nét văn hoá ẩm thực Quảng Trị đậm  đà bản sắc quê hương. Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.

 

 

Nguyên liệu chính làm bánh ướt ở Phường Lang chính là gạo. Gạo sau khi được vo sạch sẽ được ngâm nước trong một đêm. Sáng sớm hôm sau, thợ làm bánh sẽ tiến hành công đoạn xay gạo thành bột nước, rồi tráng trên hơi nước sôi. Cách tráng bánh rất đơn giản: dùng một miễng vải có độ dày vừa phải, tráng một lớp bột lên trên đó, sau đó để trên nồi hơi đậy nắp vung nồi nước sôi lại. Sau một lúc thì lấy bánh ra. Bánh phải được tráng không quá dày mà cũng không được quá mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau. Để bánh nguội rồi dùng hoặc có thể sử dụng liền. Khi dùng bánh, người bán sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa.

Ăn cùng với bánh ướt là rau sống và tất nhiên là không thể thiếu đó là thịt heo luộc. Thịt heo luộc xắt lát có nhiều thịt nạc, miếng thịt chắc mà mềm, phần thịt mỡ săn giòn, ăn không ớn. Và cùng với đó là nước chấm. Nước chấm có thể làm ngọt hay mặn thì tùy vào thực khách yêu cầu nhưng trong nước mắn cần phải có ớt mới đúng vị, ướt phải là ướt tươi (ớt trái) được dã ra, nếu thực khách có nhu cầu có thể dung thêm ớt trái được ngâm dấm.

 

  1. Bắp hầm Quảng Trị

Có ai biết có hay nơi đây có một món đặc sản mà không phải vùng miền nào trên đất Việt cũng có. Một món ngon làm mát lòng người, mà khi được thưởng thức chính tại nơi này mới thấy hết sự ngọt bùi đầy chia sẻ của nó. Đó là món Bắp Hầm Quảng Trị (ngô hầm) thật tuyệt vời biết bao.

 

 

Để có được món bắp hầm ngon này người ta phải chọn những hạt bắp Nếp căng tròn bóng bẩy sáng loáng vàng tươi để hầm. Đãi thật sạch và ngâm sau một đêm, sáng sớm còn rất sớm, người ta vớt ra khi những giọt sương đêm chưa kịp rụng, bỏ vô nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Đợi khi bắp vừa chín tới thì bật nồi cho những thứ gia vị đã chuẩn bị sẵn từ trước, như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau.

Facebook